Giải oan cho kiến ba khoang
04:19 PM - 10/10/2015 Thanh Niên Online Thời gian gần đây báo chí đưa tin dồn dập về “kiến ba khoang tấn công người”. Dưới mắt của dân chúng hiện nay, kiến ba khoang là con vật nguy hiểm, đáng sợ, đáng ghét, cần phải tiêu diệt không nương tay. Con kiến không biết nói, chúng không thể tự minh oan cho mình. TIN LIÊN QUAN Báo động kiến ba khoang ‘tấn công’ người Hoang mang với kiến ba khoang Khóc ròng vì kiến ba khoang Các nhà bảo vệ môi trường mặc dù biết chắc kiến ba khoang bị oan, nhưng ít ai nói một lời đàng hoàng giải oan cho chúng. Bênh vực con kiến khi có quá nhiều “nạn nhân” của kiến ba khoang đang đau rát ngứa ngáy, dễ bị coi là một thằng khùng. Xin hãy bình tĩnh, ngay các “nạn nhân” của kiến ba khoang cũng nên bình tĩnh. Kiến ba khoang là con vật hiền lành, không cắn, không đốt ai cả. Khi chúng sơ ý bò lên cơ thể người ta, bị người ta lấy tay giết đi, chính chất độc tiết ra từ con kiến bị giết đó gây dị ứng da, gây viêm, đau rát, gây ngứa ngáy. Như vậy sao có thể gọi một cách hồ đồ là kiến ba khoang “tấn công người” ? Nói cho công bằng và chính xác thì nạn nhân ở đây chính là con kiến, còn con người chẳng qua là nạn nhân của chính mình. Nhưng vấn đề không phải là bênh vực con kiến ba khoang bằng cách chứng minh nó vô tội. Sự bênh vực như vậy có lẽ không thuyết phục được ai, vì con người vốn coi trọng sự dễ chịu trong hiện tại của mình hơn mạng sống của các loài chúng sanh khác. Vấn đề là con kiến ba khoang không những không có tội mà còn có công. Con vật này không phải là con kiến “lạ” mới xuất hiện gần đây. Nó là con vật sống trên ruộng đồng vườn tược Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, là người bạn tốt của bà con nông dân chúng ta, vì nó chính là một trong những con thiên địch tốt nhất trên đồng ruộng, chuyên ăn của các loài sâu rầy gây hại hoa màu. Nó có tên khoa học là Paederus fuscipest thuộc họ Staphilinidae (Cánh cụt), bộ Coleoptera (Cánh cứng). Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì nó giống con kiến, lại có từng khoang đen và đỏ, nên người ta gọi nó là kiến ba khoang, dân gian gọi nó là kiến gạo, kiến kim, kiến lác hay kiến hoang… Nơi ở của kiến ba khoang là gốc cây, bờ cỏ hoặc chỗ có rơm hay lá mục. Mỗi khi trên ruộng, trong vườn có sâu cuốn lá hay rầy nâu xuất hiện, chúng tìm đến để chui vào từng tổ sâu tổ rầy, xơi từng chú một, chúng còn ăn cả rầy sáp và ấu trùng các loài côn trùng gây hại khác. Chúng có thể bò trên mặt nước để diệt sâu rầy trên các ruộng lúa. Khoảng 50 năm trở về trước, Việt Nam ta chẳng hề sử dụng thuốc trừ sâu mà lúa ngô rau đậu vẫn trĩu hạt và tốt lá tươi cành, chính là nhờ ơn những con thiên địch như thế này. Thiên nhiên tự mình cân bằng, khi những loài gây hại cho cây cối phát triển thái quá, tự khắc có những loài khác khắc chế. Cha ông ta làm cái gì cũng thuận với thiên nhiên, do vậy mà mùa màng tươi tốt, môi trường sống an lành. Từ khi “Tây” đưa phương pháp canh tác mới vào, cùng với việc tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ đã khiến cho hệ sinh thái trên vườn ruộng mất cân bằng ngày càng trầm trọng. Các loài thiên địch thì mai một dần, còn sâu rầy gây hại thì liên tục biến tướng để thích nghi, dường như đó là mục đích của các nhà sản xuất thuốc “bảo vệ thực vật”, để không ngừng sản xuất ra các loại thuốc mới. Kiến ba khoang chẳng thích thú gì việc vào nhà, vào trường học hay bệnh viện. Chẳng có điều gì tốt lành dành cho chúng ở những nơi này. Chúng phải tìm chỗ trú thân, vì nơi ở tự nhiên của chúng ngày càng bị thu hẹp. Tạo hóa sinh ra con gì đều ban cho con đó một vài khả năng tự vệ. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong cơ thể kiến ba khoang có chứa pederin, một loại chất độc gây bỏng da, và viêm da. Chất này được hình thành do quá trình tương tác giữa các chất trong cơ thể kiến ba khoang với các vi khuẩn ký sinh. Đây là vũ khí tự vệ để khỏi bị các loài côn trùng khác, như nhện, tiêu diệt. Khi con kiến ba khoang bị chà cho chết, các chất này tiết ra mạnh mẽ nhất. Đó là nguyên nhân của các vết thương khó chịu trên da thịt con người. Tất nhiên điều này xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn của kiến ba khoang. Trên báo chí, trên các diễn đàn hiện nay, các chuyên gia đưa ra nhiều giải pháp tiêu diệt và phòng tránh kiến ba khoang. Theo chúng tôi, không được tiêu diệt chúng, vì chúng là loài thiên địch quý hiếm còn sót lại rất cần được bảo vệ. Chỉ nên phòng tránh. Nhưng phòng tránh căn bản nhất là không tiêu diệt môi trường sống tự nhiên của chúng. Điều này chỉ có thể làm được nếu trở lại phương thức canh tác tự nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Nếu tiếp tục sử dụng các loại thuốc trừ sâu diệt cỏ với tần suất dày đặc như thế này thì con người sẽ phải tiếp tục trả giá, không chỉ kiến ba khoang mà sẽ còn rất nhiều những con vật khác đe dọa đến sự sống và sức khỏe của con người. Tình hình rắn lục đuôi đỏ tràn vào nhà dân chắc chắn cũng xuất phát từ nguyên nhân tương tự. Cứ mỗi hành vi ngông cuồng của con người xâm hại đến thiên nhiên thì lập tức bị thiên nhiên giáng trả. Rừng bị phá, thiên nhiên giáng trả bằng lũ lụt và hạn hán. Hủy diệt cỏ cây và làm ô nhiễm môi trường, thiên nhiên đáp trả bằng bệnh tật. Kiến ba khoang tràn vào nhà chỉ là sự cảnh báo tiếp theo, một sự cảnh báo nhắc lại mà thôi. Hoàng Hải Vân TAGS: Giải Oan Kiến Ba Khoang Hoàng Hải Vân BẠN ĐỌC PHẢN HỒI (69 nhận xét) SẮP XẾP THEO NGÀYLƯỢT NGƯỜI THÍCH Đặng Thế ThiêngKDC 91B An Khánh. Ninh Kiều. Cần Thơ - 10/10/2015 Bài báo quá hay, đề nghị quí báo phổ biến lâu dài và rộng rãi hơn. Trả lời 318 thích Báo nội dung xấu Hồ NGọc PhaP.6, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp - 10/10/2015 Tôi cũng xin được minh oan cho Kiến Ba Khoang! Trả lời 152 thích Báo nội dung xấu DubaiSunrise City, quận 7, TP.HCM - 10/10/2015 Một bài báo cực hay, cần phổ biến rộng rãi, báo động đỏ sự mất cân đối nghiêm trọng về môi trường tự nhiên mà con người là thủ phạm độc ác, đang tự hủy hoại cuộc sống của chính mình. Trả lời 152 thích Báo nội dung xấu Huy - Quảng NamQuảng Nam - 10/10/2015 Đọc bài báo này, tôi cảm thấy thương cho kiến ba khoang. Con gì cũng có môi trường sống của nó. giống như con người vậy, nếu điều gì tác động ảnh hưởng con người thì con người cũng sẽ trả đũa lại. Người giết kiến thì kiến tiết chất độc phòng thủ trả đũa lại con người. Vậy thôi! sao những năm trước đây... xem tiếp Trả lời 107 thích Báo nội dung xấu HieuTP.HCM - 10/10/2015 không phải chất độc phòng thủ đâu bạn, mà là bản thân con kiến đã có độc, trong cơ thể nó lúc nào cũng có chất đó. 20 thích Báo nội dung xấu H.AnhTP.HCM - 10/10/2015 Tôi ủng hộ bài này vì có cơ sở phân tích khoa học. Nghe hợp lý ! Trả lời 106 thích Báo nội dung xấu Nguyễn Quang LâmĐồng Nai - 10/10/2015 Bài viết có cơ sở khoa học. Nhưng biện pháp nào để phòng tránh có hiệu quả đây ? Trả lời 83 thích Báo nội dung xấu Lưu Thị Yến Hà Nội - 10/10/2015 Cách đây một năm trên tường nhà tôi xuất hiện rất nhiều kiến ba khoang nhưng không ai bị nó đốt bao giờ cả. Trả lời 48 thích Báo nội dung xấu Nguyễn LâmTP.HCM - 10/10/2015 Vừa đọc vài câu là tôi nghi là của bác HHV rồi. Hoàn toàn ủng hộ. Nhưng e là không có gì ngăn nổi bánh xe lịch sử. Trả lời 27 thích Báo nội dung xấu Bạn Đọc - 10/10/2015 Bài viết rất ...tình cảm. Theo đó thì mọi người phải như ông sư ở trong chùa, không sát sinh. Khi tình cờ phát hiện vật lạ gì đó trên da, dù ngứa hay nhột, tuyệt đối không day, không dí không gãi. Sẽ tránh làm tuyệt chủng loài kiến này và đồng thời không bị hại bởi chất độc của nó. (và chất paederus... xem tiếp Trả lời 24 thích Báo nội dung xấu Yến ThanhVN - 10/10/2015 Bạn có đọc tiêu đề và nội dung bài viết không nhỉ? Bài viết có nói là "phải như ông sư ở trong chùa, không sát sinh. Khi tình cờ phát hiện vật lạ gì đó trên da, dù ngứa hay nhột, tuyệt đối không day, không dí không gãi" bao giờ đâu? Mà nội dung bài viết nói là kiến ba khoang KHÔNG CÓ TỘI, thưa bạn. Và... xem tiếp 85 thích Báo nội dung xấu ThủyTP.HCM - 10/10/2015 paederus dermatitis là triệu chứng dị ứng da do chất paederin (công thức hóa học: C25H45O9N) có trong dịch cơ thể của kiến ba khoang đó bạn 36 thích Báo nội dung xấu Xem tất cả bình luận Pavatanha trang - 11/10/2015 Đồng ý với Yến Thanh, bình luận NHẢM 6 thích Báo nội dung xấu Chú DũngQ5 Tp HCM - 11/10/2015 À à, đừng nóng. Tác giả đang nói cái nhìn ở tầng vĩ mô, còn bạn này phản ánh trong lĩnh vực vi mô thôi. 6 thích Báo nội dung xấu NguyênĐà Nẵng - 12/10/2015 khi nào di cho chết con kiến ba khoang thì dịch nó tiết ra mới gây bỏng da nhé, còn nó ko chết thì con người chẳng bị sao cả. còn bệnh viêm da do có virut đậu mùa là bệnh khác 1 thích Báo nội dung xấu HoangTP.HCM - 10/10/2015 Cần phát động chiến dịch thu gom "kiến 3 khoang" để trả chúng về lại đúng môi trường sống của chúng. Trả lời 19 thích Báo nội dung xấu Minh TriTP Hồ Chí Minh - 10/10/2015 Theo tôi nghĩ chủ nhân của bài viết này thực sự chưa từng gặp hay bị dinh chất độc trong kiến 3 khoang nên mới có suy nghĩ như vậy. Làm sao có thể tránh không sát sinh chúng khi đang ngủ nó chui vào trong người, nó ẩn trú trong quần áo, mọi ngõ ngách của căn phòng thì làm sao để tránh không sát sinh... xem tiếp 72 thích Báo nội dung xấu Hay Ý KiếnTPHCM - 12/10/2015 @Minh Trí: Bạn có đọc nội dung không nhỉ? Bài viết này chỉ nói lại cho rõ là kiến không chủ động tấn công người, không giết nó để tránh bị chất độc dây vào da, chỉ thế thôi. Bạn nâng cao quan điểm dài dòng như thế để làm gì? 44 thích Báo nội dung xấu Nguyễn Duy Hy, Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm - 11/10/2015 Tôi thích nhất câu này: "... vì con người vốn coi trọng sự dễ chịu trong hiện tại của mình hơn mạng sống của các loài chúng sanh khác...". Chính mắt tôi đã từng thấy kiến ba khoang bắt sâu, có con còn cõng nguyên cả con sâu đang dãy rụa, tôi nghĩ đây là là loài kiến có ích nhưng lại không đủ kiến thức... xem tiếp Trả lời 12 thích Báo nội dung xấu Ái LaTP Hồ Chí Minh - 11/10/2015 Con kiến đó mà không có tội thì ai có tội nữa. Đưa tác giả Hải Vân nâng niu 1 con kiến ba khoang trong tay rồi thả đi thì sau 1 ngày sẽ có thêm 1 bài về loài "nhân địch" cần tiêu diệt ngay. Tôi đã từng bắt 1 con kiến ba khoang bò trên người mình rồi thả đi vì sợ đè bẹp nó. Hậu quả bỏng da kinh khủng.... xem tiếp Trả lời 10 thích Báo nội dung xấu Thanh MinhTp.HCM - 11/10/2015 Thực tế một chút đi, khi đàn kiên ba khoang bò vào nhà bạn rồi trú ngụ trong mọi ngóc ngách đồ đạc, quần áo, chăn mền thì lúc này bạn sè xử lý như thế nào, gia đình bạn con cái bạn sẽ ra sao. Chỉ toàn lý thuyết, bạn đang sống ở đô thị chứ không phải nông thôn. Trả lời 9 thích Báo nội dung xấu Akane203TP Hồ Chí Minh - 11/10/2015 Tác giả bài viết tỏ ra am hiểu và quá thiên lệch cho ý kiến của mình. Việc đưa đất nước trở lại thời canh tác tự nhiên là câu chuyện phi thực tế. Kiến ba khoang có cơ chế tự vệ ngay cả khi không bị giết chết. Đừng nói theo kiểu rất hiểu biết mà hoàn toàn thiếu trải nghiệm như vậy. Trả lời 9 thích Báo nội dung xấu HUE PHAMQ.1, TP.HCM - 10/10/2015 Rất cảm ơn bác Hoàng Hải Vân chỉ rõ cho tôi những điều chưa biết. Trả lời 8 thích Báo nội dung xấu ThangTuyên Quang - 11/10/2015 Đây là một sự cảnh báo cho nền giáo dục phổ thông... Không chỉ kiến 3 khoang mà cả ong nuôi cũng bị người dân tìm diệt, chưa tính đến các loài thú hoang dã, cây, cỏ... Ở Mỹ người ta thường xuyên dạy trẻ em về đời sống của sinh vật và việc bảo vệ nó, chính vì vậy nên ngành nông nghiệp phát triển hàng... xem tiếp Trả lời 6 thích Báo nội dung xấu Khánh SơnTân bình - 11/10/2015 Cám ơn tác giả bài báo... Sự thật là như thế.... Trả lời 6 thích Báo nội dung xấu TienPhú Nhuận - 11/10/2015 Hay quá. Cám ơn tác giả. Trả lời 5 thích Báo nội dung xấu Nguyễn Thị GáiBình Thạnh - 10/10/2015 Trước bài này, tôi cũng có ý tưởng là con người bây giờ đụng cái gì cũng la oai oái, và kêu gọi người khác bảo vệ mình: đã có công an, hay cán bộ môi trường... đi xịt đi diệt, chứ bản thân không thể làm gì để tự vệ, bằng các biện pháp đơn lẻ, từ mình. Có con kiến mà la làng phát ớn. Trả lời 4 thích Báo nội dung xấu Mita DTKTX ĐHQG Khu B - 11/10/2015 Không biết người viết bài này có trải qua thời gian ở KTX và bị nổi những vết xẹo do kiến 3 khoang để lại chưa nữa. Tại KTX ĐHQG thì kiến 3 khoang tràn vào các phòng ở của sinh viên vậy thì đó là ai tấn công và làm phiền ai, chỉ cần nó bò lên da thôi thì tùy cơ địa mà có người bị nổi có người thì không... xem tiếp Trả lời 4 thích Báo nội dung xấu Huy NgTP HCM - 11/10/2015 Có người chưa giết kiến ba khoang nhưng chỉ bị nó bò lên đã bị rồi. Trả lời 4 thích Báo nội dung xấu Nguyen Hoang LanHà Nội - 10/10/2015 Nếu chúng có thể diệt được các loại sâu và rầy, nhất là con rầy sáp thì tốt quá. Nói thật là cây nhà tôi bị còn rệp sáp tàn phá. Tôi chỉ ước có một "công cụ sinh học" nào đó để diệt chúng mà không phải sử dụng thuốc hóa học thật là độc hại! Trả lời 3 thích Báo nội dung xấu Dân ViệtBến Tre - 10/10/2015 Bài viết rất hay, mang tính "nhân đạo" sâu sắc. Nhưng bác có biết kiến ba khoang chỉ cần bò lên khăn lau mặt, bác lau là bị "dính" liền. Tại bác chưa gặp đấy thôi. Trả lời 3 thích Báo nội dung xấu Lê Xuân HàThanh Hoá - 11/10/2015 Sinh ra ở làng quê, đi bộ đội ở trong rừng suốt, đã 61 tuổi rồi mà chưa bao giờ tôi thấy các loài kiến, loài ong nói chung chủ động tấn công con người cả, cũng như loài rắn cũng vậy nếu không tấn công chúng thì thường lảng tránh, có chăng là những khi chúng bị xâm hại (vô tình hoặc cố ý) thôi. Bài báo... xem tiếp Trả lời 3 thích Báo nội dung xấu Nhanhle - 11/10/2015 Tôi là nông dân tôi từng được tập huấn về những biện pháp canh tác thân thiện với môi trường, tôi rất đồng ý với tác giả, kiến 3 khoan là một người bạn tuyệt vời của nông dân. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận sự việc một cách chính xác, cảm ơn tác giả bài viết. Trả lời 3 thích Báo nội dung xấu Tran Huu Phuc39 tay loc - 11/10/2015 Trung dung ở điểm này lại cực đoan ở điểm kia, như đa số các bài bình trên mạng, tầm nhìn như thầy bói mù sờ voi... Trả lời 3 thích Báo nội dung xấu Tiến TrầnQuận 1, TP. Hồ Chí Minh - 11/10/2015 Phân tích rất hợp lý, tôi đề nghị nên tuyên truyền rộng rãi nhất là trên các kênh truyền hình, báo chí... Trả lời 2 thích Báo nội dung xấu Tran Thái - 11/10/2015 giá trị của bài báo là phân tích kỹ được nguyên nhân, lợi ích, và tác hại của kiến ba khoang để chúng ta có được cách xử lý tình huống khi gặp kiến ba khoang (điều đó có thể nói là bài báo vô cùng bổ ích với nhân loại tiến bộ) Trả lời 2 thích Báo nội dung xấu HÙNG SƠNTP Hồ Chí Minh - 11/10/2015 Bài viết quá hay! Giống vụ mấy con voi rừng Tánh Linh ở Bình Thuận, do con người hủy hoại môi trường sống của động vật mà ra cả ! Bụng làm dạ chịu chớ than vãn ! Trả lời 2 thích Báo nội dung xấu Tô LờiĐại Lộc, Quảng Nam - 11/10/2015 Đúng vậy ! Kiến ba khoang là côn trùng có lợi. Tháng trước mình phát hiện cây chanh nhà mình bị sâu đục sâu vào thân, bột cây đỏ ra ngoài, mình định dùng thuốc độc bơm vào, nhưng chưa làm thì bỗng dưng thấy hiện tương sâu đục tan biến mất. Mình xem kỹ thì thấy trên thân cây chanh có rất nhiều kiến ba... xem tiếp Trả lời 2 thích Báo nội dung xấu Minh175 an dương vương q6, hcm - 11/10/2015 Tui nghĩ vấn đề của chúng ta là phải làm sao cho môi trường của kiến ba khoang được ổn định trở lại (cái này các nhà khoa học cần nghiên cứu và hướng dẫn bà con) thì tự khắc nó chẳng mò tới nhà các bạn làm gì. Còn hiện tại thì bà con cố gắng phòng tránh bằng cách thấy kiến thì quét ra khỏi nhà chứ đừng... xem tiếp Trả lời 2 thích Báo nội dung xấu Vinh - 11/10/2015 Ở quê tôi cũng có bạn này mà có bao giờ nghe nói nó độc hại gì đâu... Vào đây học đại học mới nghe, mới thấy, mới chịu nạn... về kể lại với bố mẹ, bố mẹ còn không tin đấy... Chúng ta có thể sống chung với lũ và ngập đường chắc chúng ta cũng có thể sống chung với kiến ba khoang thôi. Trả lời 1 thích Báo nội dung xấu Nguyên ChươngNiệm Phật Đường Liên Trì Bình Dương - 11/10/2015 Hoan nghênh bài viết của Hoàng Hải Vân (HKS). Bạn là một trong những bạn tốt của tôi, cũng như H.M. bạn của chúng ta đã xuất gia vì thương chúng sinh. Khi nhỏ ở trong quê tôi đã từng lùa hàng đàn kiến ba khoang cho chui qua một ống đu đủ để chơi, vì chúng rất hiền và rất dễ điều khiển, không hề cắn ai... xem tiếp Trả lời 1 thích Báo nội dung xấu Gì Gì ĐóTây Ninh - 12/10/2015 Chính con người đã tự hủy diệt mình, chứ đừng đổ lỗi cho thiên nhiên. Bài viết thật hay và ý nghĩa vô cùng, cần lắm những bài viết như thế này. Thanks tác giả bài viết rất nhiều. Trả lời 1 thích Báo nội dung xấu Trịnh Công Lý50 Lể Duẩn TP. Sóc Trăng - 12/10/2015 Bai viết cho chúng ta cách nhìn nhận khoa học về loài kiến 3 khoang. Vấn đề là làm sao tạo môi trường để chúng phát triển sinh sống và làm việc có ích cho sản xuất của con người. Nhất là giảm tỷ lệ dùng thuốc trừ sâu trên cây ăn trái và lúa, để kiến này có nơi sinh sống và thức ăn hàng ngày. Trả lời 1 thích Báo nội dung xấu Lại Bá Tĩnhkiên giang - 12/10/2015 kiến ba khoan sống chủ yếu trong lúa ,gốc rạ không bao giờ tấn công con người Trả lời 1 thích Báo nội dung xấu Đinh Đức ThượngThái Bình - 22/08/2016 Mình biết nó thiên địch cùng với nhện nước rất lâu rồi. Bản thân mình xuất thân từ nông thôn. Người dân mùa màng tiếp xúc rất nhiều mà chưa bao giờ bị cắn hay đốt. Bản thân mình thấy chúng lại rất đẹp. Mình không hiểu một số bài báo viết về kiến ba khoang cắn... xem tiếp Trả lời 1 thích Báo nội dung xấu TuấnAn Giang - 10/10/2015 Sao ở chỗ tôi không có con này vậy? Nhiều con khác cũng không có nữa. Mỗi lần tới mùa gặt lúa chỉ thấy toàn là rầy nâu thôi, nó bám đen tường nhà luôn. Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu KhoiAn Giang - 11/10/2015 Tôi cũng là một người kém hiểu biết vì tôi muốn có việc thu gom kiến ba khoang để bán cho bác nông dân! Và tôi muốn biết kiến ba khoang tấn công người như thế nào! Bài viết minh oan cho kiến ba khoang có giá trị như thế nào! Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Thi - 11/10/2015 Kiến ba khoang độc gấp 12 lần rắn hổ mang. Kiến không cắn người nhưng độc tố rất mạnh. Độc của 1 con kiến có thể giết chết 1 con bò. Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Bạch Lộquy nhơn, Bình Định - 11/10/2015 Rết, rít bò vào nhà, tôi lừa cho vào hủ rồi đem bỏ ngoài vườn, vì trong nhà không phải là môi trường sống thích hợp của nó, chuột chạy lăn tăn, tôi lấy cơm cho ăn. Thế là nhà hết chuột, rết cũng chẳng còn. Khi bạn giết 1 sinh vật thì mùi của nó còn phảng phất nơi nó chết và cơ thể của bạn cũng có nhiễm... xem tiếp Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu ChumanhYên Thế - Bắc - 11/10/2015 May mà còn có bài báo này của anh Hoàng Hải Vân, nếu không thì không biết còn bao nhiêu con kiến ba khoang nữa bị giết oan. Nhưng không biết mới có bao nhiêu người đọc được bài báo này nhỉ? Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu KhaQ.11 - 11/10/2015 Con này không phải kiến kim, còn nếu kiến kim thì khỏi minh oan, đi đến đâu đốt đến đó chỉ cần khi nó bò mà bị áo, quần chạm nhẹ vào nó là nó đốt, nó sẵn sàng đốt theo đường nhiều nốt rất nhiều nốt liên tục nhé Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Phan AnTP.HCM - 11/10/2015 Bài viết rất hay. Tuy nhiên, ngoài việc hiểu và bảo vệ kiến ba khoang, cũng cần có những biện pháp hữu hiệu ngay để ngăn chặn thương lái TQ thu mua kiến ba khoang..... Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Asdasdadadadadd - 12/10/2015 Đập mấy con léng phéng lại gần mình thành phản xạ r :v Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Trà - 12/10/2015 lúc trước tui không biết, cứ để chúng bò bò xung quanh hay bò quanh quẩn lên người tôi, ko thích thì búng chúng ra xa chứ chúng chẳng làm hại gì. Giờ tự nhiên nghe người ta nói chúng gây viêm da gì đó cũng mới biết... thì ra là tại người ta giết nó mà ra Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Muội TP Hồ Chí Minh - 12/10/2015 Sao bạn dám chắc kiến 3 khoan không cắn?? Bạn Vân dám để tay cho kiến bo nhìn chơi ko ? Là biết liền ! Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu HUYNH Le Duy36 Avenue Georges Clémenceau Sceaux, 92330 France - 12/10/2015 Xin lỗi nhưng trước mắt là kiến bò vào nhà, tấn công người lớn, tấn công cả trẻ em, làm sao mà lại không phòng tránh được. Còn nội dung tác giả muốn quay về phương pháp canh tác tự nhiên trước khi 'Tây' vào thì nên so sánh cả năng xuất trước và sau. Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu A Fêi Phú Thọ - 13/10/2015 Chỉ cần trước khi mặc quần áo mọi người hãy giũ qua một lượt đi là được mà. Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Lien LeCao Bằng - 13/10/2015 Con người cũng không cố ý giết chúng đâu... cũng là vô tình bị chúng hại thôi! Nó bò lên người, thì việc đầu tiên là bạn làm gì?? Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Hải NguyễnTP Hồ Chí Minh - 26/06/2016 bị đốt tí thì biết thôi , trên người kiến có lông độc , lông đó cắm vào da cũng sẽ như bị đốt Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Đặng Nguyệt HằngĐồng Nai - 03/11/2016 Tôi ko biết gì về kiến ba khoang. nhưng tôi chỉ biết. có đứa cháu nhỏ. 2 tuổi. con một người bạn. bị kiến ba khoang cắn. đốt. chích gì đó. chân bị dộp. như phỏng . đau. ngứa. đi bệnh viện nói bị viêm da. rồi chân cháu bị hoại tử . phải cưa mất một chân. rồi nhiễm trùng máu. và... cháu đã chết. chỉ vì... xem tiếp Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Lê Vỵ Hà Nội - 03/11/2016 không giết nó mà gắp nó vứt ra khỏi nhà thôi Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu TÙNG LÂMHà Nội - 03/11/2016 bài viết có vẻ hợp lý,, trước đây mình tiếp xúc với kiến ba khoang rất nhiều nhưng chưa từng xảy ra trường hợp bị viêm do độc của kiến Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Phán.Thái Bình - 04/11/2016 Thực ra nó gây độc cho cơ thể nhưng cũng không gây chết người nên cũng không cần tiêu diệt. Nhưng nó có thể bay rồi rụng cánh. Kiến hay bay vào những nơi điện sáng. Nằm dưới hay bị chúng rớt vào người. chú ý khi ngồi dưới đèn sáng Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Đào MiHưng Yên - 04/11/2016 Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết này. Ban đầu khi nghe tin kiến Ba khoang cắn người và gây tác hại lớn như vậy, tôi tự hỏi nó nhìn như thế nào. Sau khi được tận mắt nhìn thấy nó thì tôi mới ngỡ ra tôi đã gặp nó rất nhiều khi còn bé. Ngày bé có sở thích làm vườn nên tôi thường xuyên ra vườn chơi, ngồi... xem tiếp Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu Kim SơnHà Tĩnh - 04/11/2016 tôi đã giết hơn 1000 con kiến chỉ bởi nó vào nhà. huhu. làm sao đây Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu HàHà Giang - 04/11/2016 Hay bởi vì chính con người của chúng ta xâm phạm đến tổ ấm của chúng. Trả lời 0 thích Báo nội dung xấu EnHà Nội - 04/11/2016 Khi sợ hãi họ mất đi lí trí, có lẽ tất cả từ đấy mà ra