http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20170216/nhung-chuyen-khong-van-tu-nam-ra-bac/1265473.html

16/02/2017 01:05 GMT+7 TTO -

Trong tháng 2-1979, Trung Quốc đưa quân tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, một chiến dịch chuyển quân thần tốc với quy mô lớn chưa từng có từ Nam ra Bắc đã được triển khai. Cuộc chuyển quân thần tốc tháng 2-1979 Bộ đội Quân đoàn 2 chờ lên máy bay để chi viện gấp cho chiến trường miền Bắc - Ảnh tư liệu Những trang tư liệu đặc biệt và những hồi ức về chiến dịch này đã được Tuổi Trẻ ghi lại... Kỳ 1: Những chuyến không vận từ Nam ra Bắc Các máy bay vận tải của trung đoàn 918 và máy bay chở khách của trung đoàn 919 đã thực hiện hàng trăm chuyến bay vận chuyển bộ đội chủ lực và vũ khí trang bị kỹ thuật của các quân đoàn chủ lực từ Nam ra Bắc. Một chiến dịch chuyển quân thần tốc với quy mô lớn chưa từng có từ Nam ra Bắc đã được triển khai. Đã có 805 chuyến bay vận chuyển quân sự chở 8.900 lượt quân (cùng 1.000 tấn hàng) để điều chỉnh bố trí lại thế trận của Bộ Quốc phòng. Tận dụng tối đa máy bay “Sáng, phi công chúng tôi dậy tập thể dục thấy bộ đội nằm la liệt ngoài sân, ngoài hiên, ngoài vỉa hè... đông đặc khắp sân bay.

Xem thêm: Cuộc chuyển quân thần tốc tháng 2-1979

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/bien-gioi-thang-2-nam-1979-3541696.html

Biên giới tháng 2 năm 1979 Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km. Báo Quân đội nhân dân đăng "4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy…".

Xem thêm: Biên giới tháng 2 năm 1979

Lễ hội tai tiếng và chuyện “nhân tính” 10/02/2017 05:00 GMT+7 Bởi không phải chỉ sự cướp lộc, không phải chỉ con trâu, mà chính là nhân tính người Việt ở một số lễ hội tai tiếng đã bị … giẫm đạp, bị treo cổ tàn bạo không thương tiếc. Cứ đến tháng Giêng, sau Tết Âm lịch hàng năm, như đến hẹn lại lên, các lễ hội mùa Xuân mới của nước Việt lại tưng bừng diễn ra. “Nổi tiếng” thành tai tiếng Nước Việt có thể coi là đất nước của lễ hội. Theo thống kê của Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch), có tới 7.966 lễ hội được tổ chức mỗi năm, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 322 lễ hội lịch sử cách mạng. Tính trung bình một ngày ở Việt Nam có khoảng 21 lễ hội (VietNamNet, ngày 10/3/2015). Đã nói lễ hội, là nói đến những nghi lễ, tập tục văn hóa dân gian của cộng đồng hướng tới những mục đích tốt đẹp, cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, con người sống bình an, hạnh phúc. Phải khẳng định rằng, với ý nghĩa là những sinh hoạt cộng đồng mang bản sắc văn hóa xứ sở, quốc gia, lễ hội cần được gìn giữ và được sàng lọc bởi thời gian và thời cuộc lịch sử, để luôn mang sắc xuân: Sinh sôi, nảy nở những điều nhân bản, xã hội thái hòa… Có không ít những lễ hội xuân như thế. Như lễ hội “Trâu bò rơm rạ” ở làng Đồng Vệ, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), hội thi thổi cơm ở làng Thị Cấm, Xuân Phương, Từ Liêm, (Hà Nội)… Thế nhưng khi có IT, cũng phải nói rằng, xã hội lâu nay có phần bất ngờ và thất vọng trước những hình ảnh phản cảm của một số lễ hội. Và sự phản cảm đó cũng cứ … đến lại lại lên, cho dù trước đó nó bị phê phán đủ đầy. Lễ hội tai tiếng và chuyện “nhân tính” Cướp lộc hoa tre ở lễ hội đền Gióng. Ảnh: Zing.vn Như hiện tượng cướp lộc đền Gióng ngày 06 Tết mới đây chẳng hạn. Năm trước, cướp lộc đền Gióng đã khiến cả xã hội bất bình. Năm nay, cứ như điệp khúc. Khi kiệu hoa tre vừa rước vào đền Trình, hàng chục, rồi hàng trăm, hàng nghìn thanh niên hò hét, băng tường lao vào cướp lộc bất chấp lực lượng an ninh được ban tổ chức lễ hội bố trí dày đặc (VietNamNet ngày 02/2). Cướp hoa tre, trầu cau của lễ hội để “lấy may” vốn được coi là một hành vi bình thường của lễ hội này trong quá khứ. Thế nhưng, không thể phủ nhận, cái tâm lý cầu may “lộc thánh, lộc thần, lộc Phật” trong cộng đồng xã hội người Việt ở thời kim tiền, thực dụng và trục lợi bất cứ cái gì có thể, tự lúc nào đã trở thành một… ý chí và hành vi bạo liệt, bất chấp có thể gây tổn thương cho đồng loại, bất chấp cái hành vi đó rất không đẹp, “phản văn hóa”. Chẳng thế mà họ sẵn sàng trèo lên đầu lên cổ nhau chỉ để cướp được lộc. Thậm chí, có những kẻ bỏ cả cướp lộc để “choảng” nhau, trả thù…trong lễ hội. Chẳng thế mà một vị tu hành tại lễ hội chùa Hương, đã đứng trên cao ban ơn phát lộc (dây chỉ đỏ có hình Đức Phật), khiến các khách viếng thăm chen chúc xô bồ, giẫm đạp nhau, thành một hiện tượng hết sức phản cảm- nơi lễ hội vốn phải được trân trọng một cách linh thiêng. Cũng chẳng phải chỉ có đền Gióng.Năm trước, là “Hỗn loạn cướp lộc chùa Phúc Khánh sau lễ cầu an”(VietNamNet, ngày 21/2/2016), “Lễ khai ấn đền Trần: Trèo cả lên ban thờ để cướp lộc” (Dân trí, ngày 22/2/2016), rồi “Đổ máu tại hội cướp phết Hiền Quan (Phú Thọ)”, (Dân trí, ngày 21/2/2016).

 

Xem thêm: Lễ hội tai tiếng và chuyện “nhân tính”

13/02/2017 06:02 GMT+7 "Đêm đó con khóc rất nhiều. Con ấm ức vì bị bố đánh do làm sai bài tập đã được cô phê đúng”. Tôi có con gái đang học tiểu học. Con học tốt lại chăm nên gia đình không phải nhắc nhiều. Tin tưởng con, thỉnh thoảng tôi có xem qua bài vở. Hôm ấy, quan sát con làm bài tập về nhà và phát hiện có vấn đề. Cô giáo yêu cầu học sinh đặt và thực hiện các phép tính đơn giản. Các phép cộng, nhân, chia con làm đúng, nhưng đến phép trừ thì có vấn đề. Tôi có nên đi gặp cô giáo lần nữa? Đề bài yêu cầu, đặt và thực hiện phép tính 9 - 4,55 = ? Con làm ra kết quả là 5,55. Tôi hỏi tại sao con tính ra kết quả 5,55 thì con nói rằng, “ở lớp cô giáo hướng dẫn những phép tính như vậy thì hạ dấu phẩy và số sau dấu phẩy của số trừ xuống, sau đó lấy số bị trờ trừ số trước dấu phẩy của số trừ là ra kết quả”. Tôi bảo con làm vậy là sai và hướng dẫn con làm lại. “Để thực hiện đơn giản, con nên đổi 9 là 9,00.

Xem thêm: Tôi có nên đi gặp cô giáo lần nữa?

Neil Patel nổi tiếng là doanh nhân có cuộc sống tối giản - không nhà, không xe vì anh không muốn bị phân tâm bởi những điều mình cho là không quan trọng trong cuộc sống.

Neil Patel là đồng sáng lập các công ty phân tích số liệu khách hàng Crazy Egg, Hello Bar và KISSmetrics. Anh đã giúp nhiều công ty như Amazon, NBC, GM, HP và Viacom tăng trưởng doanh thu. Patel nổi tiếng là doanh nhân có cuộc sống tối giản - không nhà, không xe. TrênEntrepreneur, anh đã giải thích lý do mình lựa chọn cách sống như vậy.

ly-do-toi-khong-muon-mua-oto

Neil Patel cho rằng có nhiều lựa chọn khác để di chuyển thay vì mua ôtô. Ảnh: Neil Patel

Xem thêm: Lý do tôi không muốn mua ôtô

Khuyến mãi

 

Tặng áo thun, nón bảo hiểm

khi mua 3 bình trở lên 

Thống kê truy cập

2131034
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
466
727
3377
2122401
6691
22991
2131034